Học Tập - Giao Lưu Kết Bạn - Chia Sẻ
2 phút để đăng kí và 1 phút để kích hoạt. Với một tài khoản bạn có thể sử dụng được tất cả chức năng của Forum như nhắn tin, download tài liệu, chatbox,... Để vào danh mục diễn đàn, mời bạn click vào "Index" hoặc đơn giản hơn bạn click vào ảnh trên cùng của diễn đàn. Khi đăng kí xong, bạn vui lòng vào mục tin nhắn mới để tìm hiểu thêm về chức năng diễn đàn nhé! Chúc bạn online vui vẻ! Admin thân!
(Lưu ý: Hãy dùng trình duyệt Google Chrome để duyệt web nhanh hơn và tự động dịch các cụm từ tiếng anh sang tiếng việt để tiện cho hoạt động của bạn trên nền web VI)
Mọi thắc mắc xin vui lòng vào mục Hỗ Trợ Trực Tuyến.
P/s: Nếu quên tên tài khoản, vui lòng pm cho Admin ở mục Hỗ Trợ Trực Tuyến!

Join the forum, it's quick and easy

Học Tập - Giao Lưu Kết Bạn - Chia Sẻ
2 phút để đăng kí và 1 phút để kích hoạt. Với một tài khoản bạn có thể sử dụng được tất cả chức năng của Forum như nhắn tin, download tài liệu, chatbox,... Để vào danh mục diễn đàn, mời bạn click vào "Index" hoặc đơn giản hơn bạn click vào ảnh trên cùng của diễn đàn. Khi đăng kí xong, bạn vui lòng vào mục tin nhắn mới để tìm hiểu thêm về chức năng diễn đàn nhé! Chúc bạn online vui vẻ! Admin thân!
(Lưu ý: Hãy dùng trình duyệt Google Chrome để duyệt web nhanh hơn và tự động dịch các cụm từ tiếng anh sang tiếng việt để tiện cho hoạt động của bạn trên nền web VI)
Mọi thắc mắc xin vui lòng vào mục Hỗ Trợ Trực Tuyến.
P/s: Nếu quên tên tài khoản, vui lòng pm cho Admin ở mục Hỗ Trợ Trực Tuyến!
Học Tập - Giao Lưu Kết Bạn - Chia Sẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Học Tập - Giao Lưu Kết Bạn - Chia Sẻ

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập, cập nhật thông tin xã hội trên nhiều lĩnh vực, kết bạn, ...

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Hỗ Trợ Trực Tuyến
Latest topics
Báo điện tử VnExpress
Báo Mới
Tra Từ Điển
Nhập từ cần tra:
Thời Tiết

Power by
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Bài Học Đầu Tiên (Phần 2)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Bài Học Đầu Tiên (Phần 2) Empty Bài Học Đầu Tiên (Phần 2) Thu Feb 28, 2013 9:50 pm

Admin

Admin
Admin


.......

Sau sự việc đó, không khí trường tôi trở nên rất nặng nề, không hiểu nổi vì sao sự việc lại đến nông nỗi đó. Không ai tụ tập ở văn phòng chuyện trò. Hình như, không ai dám nói chuyện với Trí. Có lẽ, họ sợ. Tôi thỉnh thoảng vẫn nói chuyện với anh ta, những câu chuyện không đầu không đuôi. Tôi không muốn mình trở nên hèn hạ quá. Có hèn thì cũng ít ít thôi, còn để dũng khí cho con cháu nữa. Tôi biết chứ, tôi thừa nhạy cảm để biết, hiệu trưởng đang vận động tẩy chay Trí. Không hẳn vì anh ta mà tôi trò chuyện. Nhưng thực sự, tôi ghét như vậy. Hiệu trưởng sẽ trở thành một người hoàn hảo nếu chuyện lãnh đạo của ông ta giỏi như chuyện dạy học sinh giỏi của ổng. Trong hai mươi mấy hiệu trưởng cấp 2 và 3 của tỉnh này, ông ta là người giỏi chuyên môn nhất. Và có lẽ, cũng là người chịu đầu tư cho chuyên môn nhất. Điều đó, làm tôi ít nhiều nể trọng ông ta. Tôi vốn ghét những kẻ dốt mà làm ra mặt…nhất là khi giới quan chức của tỉnh này lại nhiều kẻ vậy. Tôi nhớ lần khai mạc hội khỏe của tỉnh, ông chủ tịch đã cầm giấy mà đọc chữ không chạy. Chắc tại ai đó soạn nên ổng đọc không ra. Sau này, nghe nói, hồi đó, ổng học bổ túc. Chuyện này nói ra dễ đụng chạm. Chứ thực sự, tỉnh này có bao nhiêu người vậy. Điều kỳ lạ là những người học thấp lại lãnh đạo người học cao. Tôi còn nhớ bài huấn thị kinh khủng của một vị lãnh đạo tỉnh đến trường tôi dự lễ khai giảng năm học mới: “Các cháu cố gắng học hành, để làm ông nọ bà kia, làm kỹ sư bác sĩ, hay tệ nhất cũng làm thầy cô”. Nghĩ đến chuyện đó, tôi bụm miệng cười. Ít ra thì hiệu trưởng cũng có chữ nghĩa và cũng thuộc loại không ngu dốt. Nói đi, nói lại, tôi cũng không hiểu sao, hiệu trưởng ghét Trí ra mặt, dù với thầy Dũ, ông ta cũng chẳng ưa gì.
Trí nói với tôi rằng anh ta cảm thấy việc đó không có gì lạ. Tôi hiểu, có thể lúc làm chuyên viên phòng nghiệp vụ của sở giáo dục, anh ta cũng ít nhiều va chạm với những chuyện như vậy. Trí cười buồn buồn:
- Hạ Anh không biết tôi thôi, hồi tôi ở trển, lương tháng có hơn bảy trăm ngàn, tới lương, ông Rạ kêu tôi đi nhậu. Vậy là hết hơn trăm. Mình là thằng đàn ông mà…
Tôi hiểu. Trí hay giấu mình sau những câu nói châm biếm nhưng thực chất, anh ta là một người trí thức day dứt về cuộc đời. Cuộc đời riêng lẫn cuộc đời chung. Tự nhiên, tôi nghĩ đến Tú Xương. Nhưng Trí không phải là Tú Xương. Chúng tôi không sống trong thời bị Pháp đàn áp nữa. Nhưng những day dứt cá nhân kiểu Trí cũng có thể là những day dứt muôn đời của người trí thức khi gánh nặng áo cơm còn đeo mang. Không chỉ có gánh nặng áo cơm mà còn có gánh nặng bị bóc lột một cách công khai bởi những kẻ có quyền có chức. Anh nói tiếp một cách nhẹ nhàng:
- Hạ Anh biết không? Hồi ở trên sở, mua một cuốn truyện tranh cho thằng nhóc cũng phải đắn đo. Thôi thì…ở đâu cũng là bán tri thức. Chấp nhận mọi thứ để kiếm thêm tiền nuôi con.
Tôi nhìn Trí ngỡ ngàng. Như lạ như quen. Người ta nói nam giới không dễ gì tâm tình nếu không phải là người thân. Anh nói chuyện với tôi rất chân tình như vậy thì chắc chắn không phải lời nói dối. Không hiểu sao, tôi thấy buồn buồn. Chợt nhớ bữa trước đọc trên tờ báo về câu nói vô tình của một bạn trẻ: “Không hiểu sao nước mình nghèo mà có nhiều người tài như vậy? Không hiểu sao nước mình có nhiều người tài vậy mà vẫn nghèo?” Câu hỏi ấy có lẽ không là trăn trở của riêng ai. Tôi quý Trí và chia sẻ với anh những suy nghĩ. Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với anh. Trí phê phán nhưng không nỗ lực làm gì để thay đổi hoàn cảnh. Thực ra, nhìn vào bất cứ xã hội nào, những người bất mãn cũng nhìn thấy cái xấu. Biến mình thành người bất mãn trước thời cuộc là điều không nên. Nhưng a dua, nịnh bợ và tô hồng thời mình đang sống cũng là điều không nên. Trí có cái quan điểm của một người trí thức tiêu cực. Anh không biết rằng với đôi mắt đó, anh nhìn đâu cũng thấy khó, thấy khổ, thấy tiêu cực. Nhiều đêm tôi vẫn thao thức về mình. Người trí thức làm gì cho đất nước? Mẹ không chê con nghèo, con có chê mẹ khó không? Mình nên như thế nào? Một nhà bác học từng nói rằng, người trí thức là người luôn tỉnh thức trước thời cuộc. Nhưng liệu có xa xôi quá không? Liệu sự tỉnh thức ấy có giúp ích được gì cho bản thân họ? Hay là lại cho xã hội thêm những người tiêu cực trong suy nghĩ? Tôi hay nghĩ về Trí, không phải như một người yêu mà như một đối tượng suy ngẫm. Tôi nhớ nét mặt anh khi nhận xét về phong trào xoa dịu nỗi đau da cam mà báo Trẻ tổ chức. Anh hơi bĩu môi, lắc nhẹ đầu và giọng nói nhuốm màu chán nản: “Hình thức và hình thức.” Tôi hỏi anh có ký tên vì công lý không? Anh cười: “Mình không thích làm theo phong trào…” Sự việc này làm tôi thấy xa lạ với anh.
Những ngày này, tôi suy nghĩ rất nhiều điều về cuộc sống. Có lẽ do tôi nhạy cảm quá chăng. Một lần thời sinh viên, tôi vô bảo tàng chứng tích chiến tranh. Nhìn những bào thai dị dạng, lòng tôi se thắt lại. Sợ sệt cũng có mà căm thù cũng có. Chiến tranh hiện diện đó, qua những bào thai nằm cong queo trong chiếc lọ tẩm foc-mon. Gương mặt của chiến tranh không mang hình viên đạn mà mang hình những em bé dị dạng bởi chiến tranh. Tôi cũng đã vào làng trẻ em Hoà Bình. Ai đã đặt tên cho làng trẻ em này như vậy. Hoà Bình trên nỗi đau của chiến tranh. Chiến tranh đã rời xa đất nước xinh đẹp này lâu lắm. Những vết thương cũng dần kín miệng. Nhưng, có những vết thương chưa bao giờ lành. Tôi không biết Trí có vô cảm đến thế không khi nhìn thấy những gì tôi đã thấy. Phải, anh có thể phê phán người khác hùa theo phong trào, anh có thể nhìn thấy người khác kiếm chác tên tuổi hoặc mua quảng cáo giá rẻ từ việc ủng hộ đó. Nhưng anh có thấy những người chỉ gửi có hai ngàn đồng và không để tên, anh có thấy những người giấu tên gửi hàng chục triệu đồng không? Tôi cảm thấy thất vọng về Trí nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn chuyện làm cho tôi thất vọng hơn.

Tôi cầm một xấp mấy tờ báo Trẻ lên phòng hiệu trưởng.
- Dạ thưa thầy, em xin phép thầy cho tổ chức một đợt quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
Hiệu trưởng nhướng mắt nhìn tôi:
- Ai đề nghị, thị đoàn, tỉnh đoàn hay mặt trận tổ quốc tỉnh? Có công văn không?
Tôi kiên nhẫn:
- Dạ, báo Trẻ, thầy xem trong này nè!
Tôi cẩn thận đưa xấp bài đã được đánh dấu mực đỏ cho hiệu trưởng xem. Ông ta lật tới lật lui rồi trả lời một câu làm tôi chết sững:
- Thôi chuyện này không phải chuyện liên quan đến ngành giáo dục, thu tiền học sinh là phiền lắm, cô phải biết nguyên tắc chứ. Tài chính này nọ, khó lắm. Tôi ghi nhận là cô có tấm lòng…
Tôi đâu có cần hiệu trưởng ghi nhận tôi có tấm lòng. Tôi nhìn người lãnh đạo nhà trường thật là kỹ. Nhìn kỹ một lần nữa. Rồi lại một lần nữa. Người ta có thể nhân danh mọi thứ tốt đẹp để từ chối làm một điều tốt đẹp. Đó là một nghịch lý tồn tại hằng ngày trong cuộc sống chúng ta. Mà điều đó dường như ai cũng thấy mà không ai lên tiếng và cũng không muốn lên tiếng. Khi một xã hội đi đến chỗ nhân cách trí thức băng hoại, xã hội đó sẽ băng hoại. Không biết có nhiều người trí thức và lãnh đạo trí thức giống như hiệu trưởng không? Tôi thầm thắc mắc như vậy rồi tôi thầm trả lời, chắc là không. Nếu cuộc đời này toàn là những người trí thức suy nghĩ như hiệu trưởng và Trí, thì có lẽ, có rất nhiều người đau khổ đã không được giúp đỡ. Tôi biết chứ, chúng ta đang sống trong cái thời mà lòng tốt cũng phải suy tính và sự giúp đỡ người khác lại không đem đến quả ngọt mà có khi là trái đắng. Nhưng, chao ơi, nếu lòng tốt tự nhiên nơi con người chết đi hết thì cuộc đời này ra sao. Tôi nhìn ra bên ngoài sân trường. Bức tượng chị M.K đứng sừng sững. Chị là một nhà cách mạng lớn. Chị xứng đáng được tạc tượng và đứng đó, kiêu hãnh đường bệ. Nhưng nếu như thay vì tạc tượng chị, chúng ta để số tiền đó làm một quỹ học bổng cho học sinh nghèo, cho những em bé mồ côi lang thang, như vậy tốt hơn hay xấu hơn. Hàng ngày, tôi đọc báo, có rất nhiều tượng đài đã được dựng lên. Người ta tham nhũng, làm dối trá, người ta rút ruột tượng đài, người ta…Những vĩ nhân kia ở dưới suối vàng mà biết được, chẳng biết có vui được không? Đất nước như một người bệnh, ung nhọt nhỏ thôi mà đau nhức triền miên. Trước những nỗi đau có hình hài của đồng bào, tại sao nhiều trí thức vẫn dửng dưng vô cảm? Chúng ta đang xấu dần như thế sao? Tôi cảm thấy lòng mình buồn vô hạn. Tôi nữa. Tôi phải làm gì, phải sống như thế nào?
Tháng ba: Mấy chuyện vụn vặt
Cần phải kiểm soát việc dạy thêm. Chúng ta quyết định vậy đi. Các đồng chí có ý kiến gì nữa không? Phòng họp lặng yên như tờ. Không ai nhìn ai. Những gương mặt sưng sỉa hoặc hoan hỉ. Không ai nói thêm tiếng nào. Giáo viên thể dục cười mai mỉa kín đáo. Giáo viên dạy giáo dục công dân cười hân hoan không giấu giếm. Giáo viên dạy sử địa không vui không buồn. Giáo viên dạy toán, lý, hóa thở dài khe khẽ. Giáo viên văn nghĩ đến một đề tài rất thú vị có thể biến thành một truyện ngắn hay một bài ký sự dài khoảng 1000 chữ và nhuận bút gần một triệu. Ai cũng có những suy nghĩ của riêng mình.
- Thôi, giải tán! À, quên, các thầy cô nhớ đi trực nhật đầy đủ, phải thể hiện tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần trách nhiệm cao quý của công chức trong thời đại kinh tế thị trường
Tiếng hiệu trưởng sang sảng chua chát trong căn phòng ngang 4m, dọc cũng 4m, không có chiếc cửa sổ nào. Căn phòng họp như một phòng xử án hay tra tấn kín đáo. Ở đó, có khi, giáo viên thành những đàn cừu non ngoan ngoãn nghe nhà truyền giáo thuyết trình về đạo đức nghề nghiệp trong khi cố che giấu những cú ngáp không thể cưỡng lại nổi. Có khi, cuộc vượt ngục tinh thần diễn ra trong thinh lặng với bàn tay thoăn thoắt nhắn tin bên trong túi xách điệu đàng hay dưới quyển sách hướng dẫn giáo viên giảng dạy bộ môn nào đó. Tôi là kẻ nhát gan nhưng thỉnh thoảng cũng vượt ngục bằng cách nguệch ngoạc đôi ba dòng thơ con nòng nọc vô sổ họp, đại thể như:
Em nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất
Chết mẹ cuộc đời.

Bài Học Đầu Tiên (Phần 2) 46291242490528

Thơ nghe ghê quá, chắc chẳng báo nào chịu đăng, người ta mà biết thì có mà chết. Thiên hạ chẳng nhảy đổng lên như động kinh mà phê phán rằng cô Hạ Anh này mất nết và không đủ tư cách làm nhà giáo ấy chứ?
Suy nghĩ vẩn vơ nên khi mọi người hào hứng xô ghế đứng dậy vì đã được bãi chầu, tôi vẫn còn mơ màng giấc điệp. Không biết có giọt nước miếng thần thánh nào kịp đi hoang không thì Trí đã khều nhẹ tôi: “Dậy đi bà…” Tôi lò dò bước đi, chợt nghe tiếng thì thầm bên phòng học 12A1. “ Tôi nói là nói thế, anh dạy thêm thì cứ dạy, cứ im im mà làm, ai làm gì anh mà anh sợ. Tôi không làm gì thì thôi, ai vô đây làm gì được anh…” Tiếp sau là sự im lặng, rồi tiếng dép lê loẹt xoẹt. Tiếng dép này tôi biết của ai rồi.

Sân vận động nghịt người. Toàn áo trắng, quần thể dục xanh, chỉ khác nhau ở cái tên trường. Hôm nay là ngày Hội Khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh. Hai mươi mấy trường trung học phổ thông và phòng giáo dục huyện thị tập trung về sân vận động và nhà thi đấu này. Chen lấn trong biển người đến nhức đầu rồi tôi cũng tìm được trường mình. Mấy đứa học trò đang ngồi cổ động các bạn ở khu vực thi cầu mây.
- Em chuẩn bị xong chưa? Chuyến này quyết tâm đạt huy chương vàng nhé?
- Khó lắm thầy ơi, mấy đứa bên kia mạnh hơn em nhiều!
- Lo gì em? Bảo đảm mà, cứ yên tâm thi đấu hết sức mình, phần còn lại có thầy lo.
Không gian yên ắng đến ngộp thở dù sân vận động đông nghẹt người. Vòng chung kết chạy 100m nam nữ là nội dung thi đấu cuối cùng, nội dung này sẽ phân định thứ hạng giữa các trường.
- Bốp!
Hai miếng gỗ đập vào nhau, hiệu lệnh chạy đã được phát ra, các vận động viên học sinh lao nhanh về đích…
- Híc!...Em…thấy rõ ràng mà…
- Thôi, không sao! Đây chỉ là một cuộc chơi thôi mà em! Không sao, nín đi, người ta cười!
- Híc…nhưng…
Người thầy vỗ nhẹ vào vai người trò. Mái đầu điểm bạc cạnh mái tóc đen đang run run nức nở. Vết đau đầu đời này có thể sẽ còn hằn lâu lắm trong tâm khảm em. Những cuộc thi này không biết tổ chức để làm gì. Rèn luyện thể lực? Chắc không phải. Nhưng chẳng ai dám nói gì. Hôm trước, nói chuyện với một người bạn là chủ cửa hàng quần áo may sẵn, nó cười cười:
- Bồ đừng tưởng những người làm nghề của bồ là thanh cao. Tui không hiểu vì sao họ có thể đứng trước hàng trăm, hàng nghìn học sinh mà thuyết giảng những điều tốt đẹp được.
Câu chuyện tháng tư: Chỉ là giấc mơ thôi
Đêm là một nơi tạm trú của tâm hồn, nhất là những khi buồn bã, chán nản vì đời sống chung quanh…Người ta đã viết rất hay như vậy. Tôi đang nghiền ngẫm mấy trang nhật ký online của một người có nickname là canhvac. Nghĩ cũng lạ, đó là một người con trai, thế mà anh ta lại chọn nick là canhvac. Cánh vạc, một hình ảnh quen thuộc trong nhạc của Trịnh. Tôi cũng chọn nick canhvac trong lần tình cờ, tôi lên mạng, search tìm xem có ai dùng nickname giống mình không, rồi tôi nhặt được trang nhật ký này.
Ôi, ông hoàng bé nhỏ ơi, dần dà như vậy đó, tôi hiểu ra cuộc đời nhỏ nhoi buồn bã của em, bao lâu nay em chỉ nhờ sự êm ả của hoàng hôn để mà khuây khỏa, tôi biết được nét mới đó vào buổi sáng thứ tư khi em bảo tôi:
- Tôi thích cảnh mặt trời lặn, ta đi xem cảnh mặt trời lặn đi!
- Nhưng phải đợi chứ?
- Đợi cái gì?
- Đợi đến lúc mặt trời đó lặn.
Thoạt nhiên em có vẻ kinh ngạc và rồi em tự cười mình. Và em bảo tôi:
- Tôi cứ tưởng còn ở nhà…
...
Tôi đọc những dòng ghi chép của canhvac, lòng bâng khuâng vô hạn. Tôi rất thích Saint Exupery. Hoàng Tử Bé là câu chuyện mà tôi có thể đọc đi đọc lại hàng trăm lần mà không biết chán. Cũng như quyển Cõi người ta của ông phi công này vậy. Mỗi lúc buồn, tôi hay nhớ mấy câu trong ấy: “Bao năm chúng ta tỉa hạt trồng cây, cây lớn lên, ra hoa,…rồi người ta đẵn cây đi, cũng như những bạn hữu của chúng ta vậy, lần lượt bỏ ta mà đi…”. Đọc mà nghe cô đơn rợn người. Có đôi khi, sự cô đơn của một bức tượng. Chẳng ai nói chuyện với bức tượng khi họ không mong cầu một điều gì đó linh thiêng từ nó. Sự cô đơn của những bức tượng danh nhân còn mạnh mẽ hơn sự cô đơn của những bức tượng tôn giáo.
Có kẻ lải nhải bên tai vẫn còn đỡ vắng lặng hơn là đơn độc một mình giữa mưa nắng. Không hiểu sao, những ngày này, tôi hay nghĩ nhiều về sự cô đơn, cô độc trong cuộc sống. Vốn dĩ, con người đã sống trong sự cô đơn, quãng đời có đôi khi chỉ đúng khi họ còn trong bụng mẹ. Khi rời khỏi bụng mẹ rồi, thì đó đã là sự tồn tại như một cá thể độc lập. Mà đã độc lập thì cô đơn. Tôi không tự huyễn hoặc mình để tìm đến cái gọi là nỗi cô đơn thần thánh của sự sáng tạo. Tôi không vĩ đại như vậy. Đọc S.E, tôi còn đọc được sự cô đơn của ông, và, tôi thấy đồng cảm. Suốt đời, tôi chỉ ao ước viết được một vài trang sách mà người ta đọc nó xong thì cảm thấy rưng rưng trong lòng dù nó chỉ là một khoảnh khắc thôi. Đêm, vắng lạnh. Chỉ có tiếng lách cách của bàn phím máy tính vang lên mồn một. Tiếng lách cách chẳng nói lên được một cái gì, chỉ là tín hiệu báo rằng tôi còn thức, tôi đang làm việc nhưng nó chẳng chỉ nỗi buồn hay niềm vui. Cuộc sống ngoài học đường của tôi gắn liền với bàn phím. Những con chữ xuất hiện. Tôi làm bạn của chữ. Chữ của tôi, chữ của người. Có những người, tôi tự nhận mình là bạn của họ, dù tôi chỉ biết họ bằng chữ mà thôi. Như canhvac chẳng hạn. Mưa rơi, đêm đã vắng lạnh lại thêm buồn. Tôi cầm cuốn Hoàng tử bé trên tay. Hồi chiều, tôi đã từ chối cho ông bán sách dạo trước cổng trường mượn. Thấy lòng hơi áy náy, rồi tự an ủi mình rằng chắc ông ấy giả vờ mượn để làm quen khách hàng mới chứ ổng già vậy, Hoàng tử bé đâu phải là loại truyện ổng thích đọc. Tự an ủi mình vậy chứ tôi vẫn thấy lòng không yên. Chợt nhớ, ánh mắt ngồ ngộ, là lạ của ổng khi nhìn thấy cái bìa sách làm tôi càng tin vào linh cảm của mình. Chắc chắn là ổng có cái gì đó, liên quan đến quyển sách này.
… “Một cánh hoa, một loại côn trùng, một kiếp người cũng như ánh nắng chiều ngoài cửa thư viện kia, rồi sẽ nhạt, sẽ tàn. Nhưng không thể không yêu những nét đẹp mỏng manh đến thế”[1] Lại là một đoạn trong nhật ký của canhvac. Chiều nay, tôi đi dự đám tang của một người bạn, chết rất trẻ. Đang đi trên đường đến trường, bạn bị một chiếc xe tải, do tránh một chiếc xe đạp học sinh băng ngang, lạc tay lái, đâm sầm vào. Nghe nói, người tài xế còn rất trẻ, mặt xanh như tàu lá chuối, vội vã xuống, ẵm người bị nạn lên, chạy đến bệnh viện. Chiếc xe tải đậu chơ vơ giữa đường, một lúc rất lâu sau, cảnh sát giao thông mới tới. Người nhà bạn không kiện cáo gì, anh tài xế đến viếng, đôi mắt thất thần, đôi mắt ấy vẫn còn chưa hết hoảng hốt. Anh thắp nhang, miệng lẩm nhẩm khẩn cầu điều gì đó, hết sức thành tâm. Vậy đó, bạn đột ngột ra đi, không một lời chia tay, không có cái gì dự báo trước. Trong đám tang của bạn, tôi lại gặp ông già bán sách dạo trước cổng trường, nghe ổng kể chuyện một lúc, thấy lòng ngập tràn xấu hổ. Mình vốn là người hay phê phán cái bệnh chủ quan của người trí thức trong văn Nam Cao. Vậy mà lần này, mình cũng bị nhiễm cái bệnh đó, nhiễm quá nặng. Tôi cứ tự trách mình khi nhớ về ông bán sách. Ông già, ngồi buồn bã trong đám đông ồn ào, láo nháo chia buồn với gia đình. Có người, kể lể về những kỷ niệm, có người khen ngợi đức tính của người chết, có người…Riêng ông già bán sách ngồi nép vào một góc, bên cửa sổ, ánh nắng vàng vọt của buổi chiều len qua ô cửa nhỏ. Làm gương mặt ông già nhìn nghiêng như chia làm hai nửa: Một nửa sáng, một nửa tối. Lạ lẫm và có cái gì đó, hơi rờn rợn, như thực, như ảo. Tôi thấy giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên mu bàn tay ông, cùng với những đường gân bàn tay vẽ nên một bức tranh lập thể lạ lùng. Tôi không biết gọi tên những giọt nước mắt của ông là gì? Mấy ngày này, tự nhiên tôi làm thơ. Những câu thơ vụn vặt, không có chủ đề gì cả. Nhưng mỗi lần đọc lại, lại thấy buồn vô hạn.
Này em, hãy khóc
Những giọt nước mắt
Không phải rơi cho đời

Giấc mơ ta mồ côi
Đứa trẻ mồ côi trong ta bật khóc nức nở
Vậy mà sao chẳng ai dỗ dành…

Ừ thôi,
Có một ngày ta đi
Ngọn lau trắng vật vờ hoang dại
Ừ thôi, có một ngày ta đi
Tìm mình, thấy bóng,
Bóng buồn, lại bỏ ta đi

Những câu thơ rời rạc, có khi đọc lên vô nghĩa. Sự cô đơn gặm nhấm tâm hồn tôi. Vinh đã không còn là liều thuốc thần để an ủi tâm hồn tôi nữa. Có đêm tôi giật mình thức giấc nửa đêm. Tự thấy thương mình vô hạn mà cũng hận mình vô hạn. Tại sao tôi lại thiếu bản lĩnh như vậy? Tại sao tôi không tìm được một lý tưởng để tựa nương. Chẳng hạn như: “Dạy học là một nghề cao quý, ta đang làm một thiên sứ”. Chao ơi, cả điều này cũng không lừa được tâm hồn tôi… Cô đơn và mệt nhoài giữa những đêm. Tôi vừa thương vừa oán ghét những giấc mơ của mình… Mồ côi ơi, tôi gọi mình như thế. Tôi là một đứa trẻ mồ côi, còn ông bán sách là một ông già mồ côi…Những kẻ mồ côi đi sóng đôi mà đơn độc trong đời. Những kẻ mồ côi cũng chẳng cho nhau được một hơi ấm nào đáng kể trong kiếp người dài đăng đẳng này. Tình yêu sao mà cay đắng quá vậy?
Tháng năm hè đến: Mỗi năm đến hè là…ta thấy rầu
Hè! Tiếng đó đối với học sinh trường bình thường là niềm hân hoan khôn xiết, với học sinh trường tôi dạy là nỗi ám ảnh khôn nguôi, còn với giáo viên trường tôi là cơn ác mộng. Nói thì không ai tin, nhưng thực sự, trong năm học, chúng tôi rảnh rỗi hơn hè. Cuối tháng 5: Tổng kết năm học, chuẩn bị hồ sơ cho khối mười hai thi tốt nghiệp, đi coi thi tốt nghiệp hết bốn ngày đầu tháng 6, nghỉ được 1 tuần, tuần sau vào trường dạy luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 song song với dạy luyện thi tuyển sinh đại học, vừa chấm dứt tuyển sinh đại học, bắt đầu tham gia chấm bài tuyển sinh vào lớp 10, chấm thi vừa xong, lịch học bồi dưỡng chuyên môn đã được đưa đến tận tay, học xong bồi dưỡng chuyên môn, chuyển qua học chính trị, học chính trị xong, đã thấy thông báo năm học mới đến rồi. Đó là chưa kể, cũng trong thời gian ấy, lớp dạy nâng cao chạy trước chương trình cho các em học sinh lớp 11 lên 12 cũng được tiến hành song song. Không dạy trước thì không kịp chương trình, không kịp chương trình thì học sinh thi rớt tốt nghiệp, học sinh rớt tốt nghiệp thì thầy cô dạy 12 đứng mũi chịu sào, giơ đầu chịu búa rìu dư luận và sự đay nghiến của lãnh đạo sở. Dạy lớp 12 bao giờ cũng giống như cái miếng xương gà chình ình giữa chợ, ai cũng muốn giành mà giành thì trong bụng lo lắng. Một thứ dây nhợ mà người ta tự mua buộc vào mình rồi lấy làm hân hạnh quá chừng vì thứ dây nhợ loằng ngoằng như một thứ giấy chứng nhận ta đây hàng hiệu. Tôi chưa được phân công dạy 12. Năm đầu tiên, lớp mười một để thử sức đã là ưu ái lắm. Tôi thở phào nhẹ nhõm trước lời rên rỉ của mấy người dạy 12. Nhưng tháng năm tới thì tôi biết tôi đã lầm. Hiệu trưởng bắt buộc tất cả giáo viên đều phải phục vụ cho mục tiêu tốt nghiệp 100%, đại học 90% của trường bằng cách tổng động viên, ai không dạy 12 chính thức thì buổi chiều, tối vô truy bài học sinh. Như mọi người, tôi cũng được giao một lớp. Mà sao cái lớp này nó ngu quá vậy không biết. Bài đã cày ải đến lần thứ hai mà sao vẫn thấy không ổn. Chiều hôm qua, gặp cô Hương dạy trường L, một trường cấp 2, 3 có tiếng trong thị xã, cô than thở:
- Nè, em biết sao không, bữa trước chị cho thi thử, có đứa viết vầy nè: Nguyễn Minh Châu tiên sinh đã ra đi vào một chiều mưa gió lạnh lùng, để lại tí huyết làm đẹp cho người phụ nữ qua tàng thư Mảnh trăng cuối rừng, phụ nữ nào muốn đẹp như trăng xinh mời gặp Nguyệt…
Cười ha hả mà sao tôi thấy mắt chị hoe đỏ. Hương nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi. Thực lòng mà nói tôi muốn chị về trường tôi, đó mới là nơi cho chị thoả sức vẫy vùng. Có lần, chị đưa tôi bài kiểm tra của học sinh lớp 9, đọc mà cười sặc sụa. Em Nguyễn Thị Hồng viết: “Thuý Kiều nhảy xuống sông Tiền Giang tự tử, có một anh bộ đội Giải Phóng đi ngang qua, nhảy xuống cứu. Kiều giác ngộ, đi theo cách mạng”. Viết vậy thì có chết Nguyễn Du không chứ? Và chết cả người dạy nữa. Ông hiệu trưởng trường chị Hương nói là giáo viên dạy thế nào mà để học sinh viết ba xàm ba láp như vậy. Tôi không nghe chị kể đoạn kết của buổi họp hội đồng giông tố đó. Nhưng cũng lờ mờ đoán được kết quả khi thấy đôi mắt của chi ngày càng buồn hơn, và mỗi lần gặp tôi, chị ít bàn chuyện văn chương thơ phú. Lòng yêu nghề chai sạn dần thêm ít nhiều theo thời gian. Tháng năm thật là khó chịu. Nóng bức, bứt rứt và hàng trăm thứ làm người ta bồn chồn.
Ngày thi tốt nghiệp càng gần, không khí càng trở nên khẩn trương không thể diễn tả được. Đèn đuốc sáng trưng đến 23 giờ. Khi tôi vừa về đến nhà, hai chiếc kim đồng hồ đã chồng khít lên nhau. Má mở cửa và phàn nàn:
- Mày đi đâu vậy con? Dạy dỗ gì giờ này, chắc là lại đi chơi với thằng nào hả? Cô giáo nghe con, có gì người ta cười thúi đầu.
Mệt mỏi dắt cái xe Trung Quốc nặng trịch vào nhà, tôi chẳng nói chẳng rằng. Không còn hơi sức đâu mà nói. Tôi vốn chưa được dạy 12, nhưng nhà trường huy động tổng lực, không làm sao tiện? Mình lại đang tập sự, người ta phê một cái thì mệt. Dựng chống xe, quay đi, tự nhiên chiếc xe ngã cái ầm. Má tôi lại cằn nhằn:
- Bộ mày định không cho ai ngủ hết chắc? Muốn hàng xóm nghe hả?
Trời, đi khuya về là tội phạm sao chứ? Bộ cô giáo không được đi khuya sao? Nghĩ bụng vậy nhưng tôi cũng chẳng còn hơi sức nào mà trả lời trả vốn. Bước vô nhà tắm, mở vòi nước, tôi thấy mình lên thiên đàng.
Hàng xóm đã ngủ rồi. Tôi mở nhẹ cửa rồi khép lại. Đứng một mình trong mảnh vườn nhỏ, trồng bạc hà, cải xanh và ớt của cha tôi, tự nhiên, tôi lại thấy buồn buồn. Nhớ nét mặt bơ phờ của mấy đứa học trò, tự nhiên thấy tội tội làm sao. Sự việc ban tối như một cuốn phim quay chậm:

- Em về nhà ngủ đi, mệt quá không nên học nữa…
- Em không dám về ngủ cô ơi, nhà em chỉ có mình em học đến 12, cả dòng họ em chỉ có em học như vậy, em sợ ngủ, hễ em ngủ là em mơ thấy em rớt tốt nghiệp à.
Cô bé bật khóc nức nở. Tôi vuốt mái tóc dài xác xơ của em, rồi ôm nhẹ vai em. Giật mình, em ốm quá, xương vai nhô ra, nhọn hoắt. Tôi thấy mắt mình cay cay. Sao học hành lại khổ như vậy hả em?

Sao lại vậy? Chương trình học nhiều quá. Những sự kiện trong ngày lại tua lại chậm chạp trong đầu tôi.
- Hay là trường mình bớt tập trung ôn bài…- Tôi rụt rè đề nghị.
- Không được, phải ôn. Tụi nó lười biếng lắm, trường mình không thể rớt, trường mình rớt thì ăn nói sao với giám đốc sở, với tỉnh?
- Nhưng em thấy học sinh kiệt quệ lắm rồi.
- Chúng ta có sướng hơn không? Không hề, tại em chưa quen, rồi em sẽ quen thôi, không sao hết.
- Nhưng nghe nói có em đi bệnh viện tâm thần?
Không có câu trả lời. Chuông đã reng vào lớp. Tiết học thứ 14 trong ngày. Tôi mệt mỏi lê bước. Các em không đứng lên chào, một số em gục mặt xuống bàn ngủ, tôi không nỡ kêu các em dậy. Mi mắt tôi tự nhiên cũng sụp xuống, tôi ngủ gục.

Giờ này về đến nhà, tôi lại không buồn ngủ nữa. Đêm không trăng sao, thỉnh thoảng, xa xa vọng lại tiếng chó sủa. Đêm thì hay gợi buồn. Nhưng tôi thì thấy ấm ức nhiều hơn. Biết là sai, sao không ai sửa? Biết là chương trình lẫn phương pháp dạy còn nhiều bất cập, sao không ai lên tiếng? Ai cũng hèn nhát chăng? Tôi nhớ trong cuộc gặp gỡ với chuyên viên bộ giáo dục, cô Hoa đã gây sốc bằng câu hỏi: “Bao giờ thầy trò chúng tôi không còn là con chuột bạch cho bộ thử nghiệm?”. Dĩ nhiên, sau đó cô Hoa bị nhắc nhở vì tội góp ý thiếu mục đích xây dựng. Sự thực sờ sờ ra trước mắt đó, sao không ai dám lên tiếng?
Tháng sáu: Một cuộc bút đàm lén lút trong giờ coi thi tú tài
Nhân vật nữ chính là tôi, nhân vật nam chính là ông thầy tên L, dạy toán ở trường X thuộc huyện Y. Ổng dặn dò tôi rất kỹ là nếu có viết lại chuyện này thì nhớ giấu tên ổng, để ổng còn sống với đàn em thân yêu của ổng. Và thế là, để tôn trọng ý định của ổng tôi viết lại cuộc bút đàm trong buổi coi thi chung.
- Hồi nãy cổ nói gì với cô vậy?
- Cổ kêu tôi giúp đỡ cho thí sinh số báo danh 0011.
- Rồi cô nói sao?
- Tôi cười. Ủa, vậy cổ nói gì với thầy vậy?
- Y chang như nói với cô. Ý quên, còn thêm câu nữa.
- Câu gì?
- “Thầy là giáo viên toán”.
- Hihi, rồi thầy trả lời sao?
- Tôi cười.
- Rồi sao nữa, tôi thấy cổ nói với thầy lâu lắm mà.
- Ừ, cổ nói tội nghiệp học trò lắm em ơi.
- Vậy hả? Tội nghiệp nên mới cần giám thị tụi mình giúp đỡ hả? (Vẽ một cái đầu lâu ngoác miệng cười)
- Rồi giờ cô tính sao?
- Vậy chứ thầy tính sao?
- Cô sao tôi vậy. Nếu cô bậy, tôi bậy theo.
- Trời, Hihi!
- Nói vậy mà hổng phải vậy đâu cô ơi. Tôi thấy mình cứ cho nó hỏi. Nó hỏi được ai nó hỏi, nó không hỏi được nó chết ráng chịu.
- Ừ, tôi thấy vậy cũng được. Thầy không cần giải bài cho nó hả?
- Tội gì tôi phải làm vậy? Nó đâu phải ông cố nội tôi?
- Nhưng nó là con ông cố nội thầy…(nhân vật nữ cười hơi đểu chút xíu).
- Tôi sợ gì chứ?
- Sợ chứ, thanh tra của sở lệnh cho thầy giúp mà thầy hổng giúp?
- Cô này cũng biết hù doạ hả?
- Chứ sao?
- Sáng qua, tôi bị hết một chập rồi. Nhưng không sợ đâu.
- Bị gì?
- Bị sếp tôi điện thoại xuống nhắc nhở.
- Nhắc gì chứ? Ổng ở hội đồng L. Đ.C mà.
- Ừ, ở đó mà biết chuyện ở đây mới hay chứ (nhân vật nam cười cay đắng).
- Hihi, hấp dẫn quá, mê ly rùng rợn quá, kể tiếp đi.
- Có sao đâu, sếp nói nhỏ nhẹ thôi, năm sau, phó chủ tịch hội đồng này xuống mình làm hội đồng thi đó, thầy làm sao coi được thì làm.
- Rồi thầy nói sao?
- Tôi nói sếp an tâm đi, em biết điều mà.
- Vậy chắc mai thầy bị nhắc nữa cho mà coi.
- Nhằm nhò gì. Mình hèn quá không nên, hèn ít ít thôi, cô có nghĩ vậy không?
- Ừ, công nhận mình hèn thiệt. Năm rồi, tôi đi hội đồng Đ. N, chủ tịch hội đồng kêu tôi đưa tài liệu cho một thí sinh VIP. Tôi không đưa, nhưng im lặng để người khác đưa. Cũng hơi hèn hả?
- Hơi thôi, kệ đi, ai cũng vậy, chẳng lẽ mình khác? Người ta tưởng quái vật. Mệt!
- Thôi, mình không trao đổi nữa, kéo các sếp thấy thì mệt.
- Chẳng sao. Mình vậy là tốt rồi. Mấy phòng kia còn giải bài với quăng tài liệu um sùm, có ai nói gì đâu.
- Mình coi vậy còn sợ người ta nói mình khó.
- Ừ, dám chiều nay mình bị ra hành lang rồi. Ông thầy ở trường tôi coi bữa đầu khó quá, bị làm giám thị chốt toalét.
- Ông nào vậy?
- Ông Tuấn.
- Ông đó hả? Hổng dám đâu, chắc ổng cố tình đó.
- Chứ gì nữa, ổng ngồi một mình ngoài đó, nghêu ngao hát vọng cổ bằng tiếng Pháp. Giờ nghỉ trưa hí hửng kể với tôi là còn ngủ được một giấc ngắn ngắn.
- Ngủ ngồi?
- Ừ, chứ sao?
- Ổng nói: “Vô phòng thì thấy tức thêm chứ làm gì? Hôm qua, cái thằng học trò làm xong, quăng giấy nhắc bài cho bạn, tôi cảnh cáo rồi, vẫn lì lợm. Hết giờ tôi thấy nó đứng kế ông phó chủ tịch hội đồng thi, chỉ vô tôi…”
- …
- …
Sân trường sau giờ thi, “phao” bay tơi tả, trắng xoá mặt sân xi măng xám ngoét. Nhân vật nữ chính và nhân vật nam chính nhìn nhau, thở dài, mặt xị xuống, mặt chảy ra.
Tháng bảy cúng cô hồn: Câu chuyện của ông trưởng phòng nghiệp vụ
- Ở trên đời nguy hiểm nhất là không biết mình là ai.
Cuộc họp tổng kết đề tài phòng chống ma tuý tưởng ngắn hoá ra lại thành dài. Phần báo cáo của bên công an đã lê thê. Sau đó, lại thêm, ông trung uý công an giao thông hướng dẫn về luật an toàn đường bộ. Thực sự mà nói, đây là việc không cần thiết. Ai đời, cử toạ bên dưới toàn tóc bạc, muối tiêu (mình tôi tóc đen thôi) nghe chàng trung uý trẻ măng dạy dỗ. Vừa phí thời gian, vừa không tác dụng. Tôi nhìn quanh. Thấy mấy thầy già gật gù, có thầy ngủ gục xuống mặt bàn. Ông phó giám đốc sở dự khán thì mắt nheo nheo muốn ngủ. Trưởng phòng nghiệp vụ đang lấy tay che miệng ngáp ngáp liên tục ba bốn cái. Trước khi ngáp, tôi thấy ông ta len lén nhìn phó giám đốc sở. Khi thấy ông sếp phó cũng ngáp dài, ông ta liền ngáp theo. Còn nếu thấy ông sếp không ngáp, ông ta chúm miệng lại, giấu cái ngáp nửa vời, nhìn thật là tội nghiệp.
Việc gì phải khổ sở vậy, thưa ngài trưởng phòng nghiệp vụ? Sao ngài không tỏ thái độ kênh kiệu vẫn có của ngài khi xuống các trường phổ thông? Chẳng trách người đời thường nói những kẻ hay quát tháo người khác và tỏ ra mình có quyền hành thực chất là những kẻ kém tự tin nhất. Họ thực sự là kẻ yếu. Tôi còn muốn bổ sung thêm, những kẻ hay tỏ oai quyền nhất lại là những kẻ hèn nhất khi đối diện với kẻ có quyền thế hơn họ. Ông trưởng phòng nghiệp vụ này là một ví dụ sinh động. Tôi quan sát ông ta trong im lặng. Như thể một nhà côn trùng học đang quan sát mẫu vật quý hiếm: Ông ta nhướng mày, ông ta kín đáo dò xét xung quanh, nhẹ nhàng xoay người ra phía sau, thấy một giáo viên gục mặt xuống bàn (có lẽ ngủ), ông ta nhíu mày. Tia mắt lạnh lẽo của ông ta quét khắp phòng họp, ông ta quay lên, len lén liếc sếp phó, đưa tay lên che miệng và ngáp tiếp.
Buổi họp rồi cũng xong, ông ta lên phát biểu ý kiến tổng kết:
- Xin lưu ý quý thầy cô về triển khai nghị quyết chống ma tuý xâm nhập học đường theo đúng tinh thần chủ trương đã đề ra. Tôi nhắc thêm các thầy cô là đi dự họp không được ngủ gục, không được ngáp…
Tôi nhìn thật kỹ ông trưởng phòng nghiệp vụ. Suốt buổi, tôi đếm được ổng ngáp hai mươi mốt lần rưỡi: có 8 lần ngáp lấy tay che, 7 lần ngáp lấy tờ báo che, 6 lần ngáp không thèm che miệng, còn nửa lần là đang ngáp thì thấy sếp phó nhìn nên khép miệng lại (may không trẹo quai hàm).
Trên diễn đàn, ông trưởng phòng vẫn thao thao bất tuyệt về chuyện không được ngáp, tự nhiên tôi muốn ngáp quá, nhưng thôi, cố không ngáp. Tôi không có khả năng giáo điều như ổng.

Tôi về trường, kể lại chuyện cho cô Hoa nghe. Tất nhiên là giấu chuyện tôi đếm được ông Rạ ngáp 21 lần rưỡi. Cô Hoa cười ha hả:
- Trời ơi, tưởng ai, ông Rạ hả? Để chị kể em nghe mấy chuyện, nghe xong mà cười có đau bụng thì nói chị mua dầu gió xanh con Ó nhé?
Chị Hoa kể hồi ổng làm hiệu trưởng trường cấp 3 Lương Định Của, ổng không cho giáo viên nữ mặc áo dài mà áo với quần cùng màu. Chẳng giải thích lý do gì. Luật giáo dục không hề quy định vậy. Cả trường cũng chẳng ai có ý kiến gì. Có cô giáo mới về trường, không biết chuyện, nên may một lúc mấy bộ. Đến lúc biết, tá hoả lên, bèn mặc áo dài xanh, quần vàng và ngược lại, ai thấy cũng chướng mắt. Ngài hiệu trưởng Rạ bèn kêu cô giáo lên, cô ta cười hì hì, chính thầy đã quy định vậy rồi. Ông ta nghẹn họng, chẳng nói được cái gì. Cái thói quan liêu có từ ngày đó. Cả tỉnh này, giáo viên nào mà chẳng biết sự hách dịch của ông Rạ chứ? Sự hách dịch đó đã là bản chất của ông ta, lại thêm quyền lực. Cả cái chuyện ông ta lên trưởng phòng nghiệp vụ cũng là một giai thoại dài kỳ mà những giáo viên già còn truyền tai nhau như một câu chuyện đùa. Có lần, trong kỳ thi tú tài, ông ta đã cãi nhau với cô Huê, một trong những giáo viên sinh giỏi nhất tỉnh. Rốt cuộc, ông ta buộc cô Huê phải nghe theo đáp án của ông ta đề ra. Rồi chỉ một ngày sau đó, bộ giáo dục đính chính đáp án lại. Phần đáp án mở thêm đã bị bác bỏ hoàn toàn. Chuyện tưởng qua, nhưng năm nào chấm thi có môn sinh, y như rằng, ông ta nhắc lại. Cô Hoa kể lại với nụ cười buồn và sự chán nản không giấu giếm: “Vậy đó, Hạ Anh à, em nên cẩn thận hết sức với con người này!”
Tôi tin cô Hoa một nửa, còn một nửa còn lại, tôi sẽ tự kiểm chứng. Tôi vẫn tin vào khả năng xét đoán con người của mình. Nếu thêm vài dịp tiếp xúc, nhất định, tôi sẽ có câu trả lời hoàn chỉnh về con người ông ta. Chẳng để làm gì, nhưng tôi muốn biết thêm một chân dung sếp vừa vừa của tỉnh lẻ. Bộ sưu tập nhân vật phản diện của tôi đang có nguy cơ thu hẹp lại. Tôi đang cố viết về cuộc sống với nhiều người tốt. Viết một quyển tiểu thuyết mà người đọc nhìn đâu cũng thấy kẻ xấu thì thực đáng buồn. Nó thể hiện việc tác giả thiếu tâm hay nói như các sếp là: “Thiếu ý thức xây dựng”. Chẳng phải trong ai cũng có cái tốt và cái xấu đó sao? Tự nhiên, đang nói chuyện, cô Hoa cười rũ rượi:
- Hạ Anh nè, để chị kể em nghe một chuyện. Em nghe xong thì cho chị biết cảm giác nhé?
Chị Hoa đứng dậy, nhìn điệu bộ, tôi biết chị sắp sửa diễn trò. Chị là người có biệt tài “nhái” thật chính xác. Cứ nhìn chị nhái bộ dạng ai thì người ấy đều công nhận là giống rồi ngã ra cười thôi. Chị đứng giữa phòng, bộ dạng ra vẻ uy nghiêm:
- Thưa các thầy cô giám khảo, tôi được hân hạnh phân công làm chủ tịch hội đồng chấm thi, xin các thầy cô trật tự nghe tôi nói qua về quy chế chấm thi…(tằng hắng).
Chị Hoa tiếp tục giữa vẻ mặt uy nghiêm, còn tôi thì cố gắng nín cười.
- Thưa với thầy cô, việc chấm thi là một việc tối quan trọng. Tôi xin nhắc lại các thầy cô có vấn đề gì thì giơ tay phát biểu ý kiến với tôi, tôi là chủ tịch hội đồng. Đề nghị các thầy cô trật tự! Đề nghị nhóm các thầy cô ở trường HD trật tự! Tôi xin nói tiếp (đảo mắt nhìn quanh quất), các thầy cô phải chấm thi bằng mực đỏ, vâng, tôi xin nhắc lại, mực đỏ. Các thầy cô phải ghi điểm đến số thập phân. Ví dụ, như 7 điểm thì ghi là bảy- chấm- không, các thầy cô không được ghi là bảy chấm rồi thôi. Có điều gì các thầy cô chưa hiểu không? Số thập phân, vâng, tôi nói số thập phân là…
Tôi ngã lăn xuống đất và đau bụng vì cười. Cô Hoa chợt nghiêm sắc mặt:
- Vậy đó, chị gọi đó là sự xúc phạm giáo viên, chúng ta có phải là con nít lớp 1 đâu. Khổ nỗi, trên đời lại có quá nhiều người như vậy. Bất cứ khi nào họ vớ được chút xíu quyền lực, dù quyền lực ảo, quyền lực một ngày hay một tuần thì họ cũng cố mà chứng tỏ điều đó. Đời thật là đáng buồn!
Nhìn cô Hoa, tôi tự nhiên thấy chị khác nhiều. Có lẽ, tôi cũng đã quá vội vã trong việc xét đoán về chị. Có lẽ ở đời người ta có quá nhiều lý do để tự biện minh cho những nhận xét của mình. Tôi về nhà, hàng xóm đã bày những mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7. Tháng 7 xá tội vong nhân, cúng những cô hồn đi lang thang vất vưởng. Cô hồn đâu chưa thấy, chỉ thấy các cô hồn nhí được bữa giành giật chen lấn vì mấy khúc mía với mấy củ khoai lang. Vậy mà vui. Tôi cũng muốn tham gia vào đám giật khoai lang với mía, nhưng bị má rầy: “Mầy làm cô giáo rồi, lớn rồi con”. Tôi cong cớn lại: “Cô giáo có phải cô…sư.. đâu má?” Má tôi cười: “ Mồ tổ mày, không nghe còn cãi”. Nói vậy chứ tôi không dám giành giật. Tôi mà giành thì cũng không vui, tụi con nít sẽ nhường cho tôi lượm trước. Mà đã được nhường thì có gì để vui nữa…Tôi vào nhà, lấy máy ảnh, chụp mấy cái mới được, mai mốt in ra cho tụi con nít. Để tụi nó lớn lên có chút kỷ niệm mà lưu giữ.
Nhìn mấy cái ảnh trên máy, tự nhiên tôi thấy buồn buồn trong lòng. Giành giật nhau, sao mà giống trò chơi quyền lực quá. Cái đám trẻ con ngóng mỏ nhìn người chủ nhà chuẩn bị thí vàng giống hệt chúng tôi trong khi đi coi thi ngóng mỏ nghe phân công vị trí hay giống cái cảnh cô Hoa tả trong phòng chấm bài? Tự nhiên thấy buồn quá. Tháng 7 xá tội vong nhân, những vong hồn vất vưởng được ăn no mặc ấm. Còn tâm hồn của tôi, tâm hồn của cô Hoa cùng những người khác, ai sẽ vỗ về và ủ ấm cho? Những bất công, ngang trái của cuộc sống, của thế lực cứ đổ ập lên đâu đó. Chỗ này người dân bị hành hạ đến 28 lần không xin được một chữ ký để làm giấy tờ nhà, chỗ kia, bộ trưởng phải năm năm mới xin nhập được hộ khẩu cho vợ con, chỗ nọ, người dân bị quan chức bắt tay nhau lấy đất, những sự kiện đó dội vào tâm hồn chúng tôi như những âm thanh cuồng nộ rồi ở mãi đó. Chúng tôi trở nên tự ti, đớn hèn và tràn ngập sợ hãi. Chúng tôi trở thành những con rùa rụt cổ. Thấy tiêu cực không bao giờ dám lên tiếng. Người ta sai cũng không dám nói. Thấy những quy định vô lý cũng chẳng dám phản đối. Tâm hồn của chúng tôi đang càng lúc càng héo úa, ai thắp lại niềm tin trong chúng tôi?
Tháng tám: Tượng đổ
Đó là một lớp học chạy trước chương trình để chuẩn bị cho học sinh lớp 12 trên con đường thi tú tài và đại học. Hầu như trường nào cũng vậy, ban giám hiệu nào cũng vậy và sở giáo dục nào cũng vậy, ai cũng muốn cho học trò của mình đậu thật nhiều vào. Hễ mà đậu ít thì giáo viên chết với hiệu trưởng, hiệu trưởng chết với giám đốc sở, giám đốc sở chết với uỷ ban tỉnh. Nên chúng ta cứ thế mà ra sức “cày cuốc”.
Bây giờ là 21 giờ khuya. Ngoài đường, con đường trước cổng, các hàng quán đã đóng cửa hết. Tỉnh lẻ mà, có ai thức khuya quá đâu. Trong trường học, các lớp vẫn sáng đèn. Tôi nhìn quanh quất xung quanh sân trường, lớp thầy Triển đang đều đều tụng bài về điện gì đó, lớp thầy Thư đang om sòm tiếng của một đứa học trò nam vừa vỡ giọng trả bài về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945, lớp của sếp lớn đang có mấy em chạy tới chạy lui làm bài trên bảng rồi trao đổi bài tập với nhau. Tất cả ồn ào như chợ vỡ. Sân trường nhộn nhịp làm tôi tự nhiên thấy vui vui. Bước rất nhẹ về phía nhà vệ sinh. Khổ thật, tôi rất sợ học sinh nhìn thấy mình đi vệ sinh. Có cái gì đó kỳ cục làm sao đó. Như hồi tôi còn nhỏ vậy, cứ thấy thầy cô nào đi vô nhà vệ sinh thì tự nhiên thấy ghét ghét thầy cô đó. (Hồi nhỏ, chắc ai cũng tưởng thầy cô là những bậc thánh nhân, hổng biết đi nhà vệ sinh và không có những nhu cầu chính đáng, hết sức con người như vậy đó). Bước rất nhẹ và thấy lòng tự nhiên yêu đời quá đỗi, tôi vấp một cục đá, té cái oạch. Chợt nghe tiếng động là lạ trong nhà vệ sinh nam. Tôi nín thở, ngồi im. Bỗng có tiếng thì thào rất khẽ:
- Không sao, chắc con gì đó, không sao…
- …
- Đừng sợ…Không sao mà…
- …
Ái chà, chuyện này hấp dẫn đây. Không phải ma. Rõ ràng là người thực một trăm phần trăm. Cái giọng này nghe quen quen. Tạm thời mất trí nhớ rồi nên không nghĩ ra được là ai. Gượng đau đứng dậy, cơn tò mò chiếm tâm trí của tôi. Nhất định phải xem ai trong cái nhà vệ sinh vào giờ này chứ? Được rồi, đứng lên được rồi! Nhẹ thôi, đừng có đau như thế chứ cái chân quái quỷ kia. Nép vào, nép sát vào! Xong! Tôi đã tìm được một chỗ ẩn nấp tuyệt vời. Đối diện nhà vệ sinh nam là một cây cổ thụ to. Tôi thì gầy nhom, có thể nép vào đó mà không sợ ai thấy. A! Ra rồi! Ơ kìa! Sao? Tôi không thể tin vào mắt mình. Đó là thầy Nan, người thầy giáo mẫu mực nổi tiếng của tỉnh tôi, người mà bọn học sinh chúng tôi ngày xưa vẫn xem là thần tượng. Thầy Nan có một gia đình hạnh phúc, con cái xinh đẹp và thành đạt, vợ thầy là người đàn bà đáng yêu nhất mà tôi từng được biết. Cô có nụ cười đáng yêu của trẻ thơ và luôn sẵn lòng tha thứ khi chúng tôi quấy phá. Tôi đứng lặng người, lảo đảo suýt ngã. Cái bóng thứ hai bước tiếp theo là một cô gái nhỏ. Ai vậy? Và sao vậy?...
Nhìn theo hai bóng người đi về hai ngả, tôi bàng hoàng. Không tin được vào mắt mình. Thực là khó hiểu. Tất nhiên là tôi không thể nói câu chuyện này với bất kỳ ai mà để trong lòng thì thực sự là khó chịu. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình mất đi nhiều yêu kính đối với thầy Nan và cảm thấy hụt hẫng với nghề giáo viên của mình quá. Quả thật, Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại rơi vào tình cảnh này.
Cũng may, những ngày này, chưa chính thức vào năm học mới, giáo viên mới ra trường như tôi được hiệu trưởng phân công làm giám thị, ghi chép điểm danh giáo viên và học sinh đến dạy và học nâng cao mỗi ngày, thu tiền học phí và được chia phần trăm để gọi là hỗ trợ đời sống.
Tự nhiên, tôi thấy buồn quá. Chẳng thiết gì đến chuyện điểm danh này nọ. Ngồi một mình trên văn phòng trống trải, tôi chẳng biết làm gì. Viết vu vơ mấy dòng lặt vặt, định gửi bài đăng báo mà cũng chẳng viết được bài nào. Một tuần trôi qua như thế. Tối nay, thứ bảy, trường vẫn sáng đèn. Chưa vào năm học mà không khí chộn rộn của mùa thi tốt nghiệp đã xuất hiện trong trường tôi rồi. Sao mà mệt mỏi thế này? Chợt nhớ câu kinh nhật tụng của hiệu trưởng: “Trường chúng ta không phải trường bình thường”. Có lẽ vì không phải trường bình thường nên mới như thế này đây. Áp lực và mệt mỏi. Nếu mai này tôi được phân công dạy lớp 12? Không, tôi không nhận dạy 12. Áp lực thành tích sẽ giết tôi chết. Trời đang mưa, gió rất to. Ba lớp học mái tôn được cất vội để chữa cháy cho việc tuyển sinh quá nhiều đang tốc mái. Chẳng biết xây cất làm sao mà mới có mưa 5 trận thì đã như vậy. Lớp học như thể cái chuồng heo, hễ mưa là ướt lướt thướt cả thầy lẫn trò. Mưa lớn quá. Các lớp học hầu như không còn nghe tiếng ồn ào. Có tiếng bước chân về phía văn phòng.
- Này, cô Hạ Anh, qua phòng máy tính tôi bảo cái này…
Hiệu trưởng hôm nay hình như say rượu. Tôi có cảm giác vậy, không biết có đúng không? Không biết ông kiếm vì lý do gì, tôi cũng bước qua phòng máy. Ông ta đóng sầm ngay cửa lại, nhào đến ôm tôi:
- Em biết tôi yêu em lắm không? Yêu em ngay từ ngày đầu gặp gỡ…
Vừa nói ông ta vừa sờ soạng. Tôi hốt hoảng đẩy người ông ta ra, kinh tởm.
- Yêu tôi đi, tôi bất hạnh lắm, vợ tôi cho tôi mọc sừng, thằng đó không phải là con tôi…tôi bất hạnh lắm…
Ông ta rống lên như một con bò rồi tiếp tục sờ soạng, tôi lấy hết sức bình sinh, xô ông ta ra và mở cửa chạy ra ngoài.
Tức đến ứa nước mắt. Nhất định tôi sẽ kiện ông ta tội sàm sỡ. Tôi sẽ kiện ông ta ra toà, ông ta phải trả giá về hành động của ông ta.
Một đêm trôi qua rất nhanh. Cả đêm tôi chỉ nung nấu ý định kiện ông ta. Nhưng tôi chưa biết bắt đầu thế nào. Liệu tôi có nên nói với chủ tịch công đoàn nhà trường không? Bà ta có bênh vực tôi không? Hay là lại hùa với ông ta mà nói tôi vu cáo. Nghĩ tới điều này, tôi bắt đầu e ngại. Nhưng ý định kiện ông ta ra toà vẫn còn mạnh mẽ trong lòng. Thế là, tôi lên mạng, tìm kiếm luật về tố cáo khiếu nại. Đọc xong, tôi thấy buồn vô hạn. Không có bằng chứng, làm sao tôi có thể kiện tụng gì ông ta được. Hay là tôi đâm ông ta chết rồi tự sát, như kiểu Chí Phèo vậy? Cũng chưa được. Vì tôi ốm yếu gầy nhom, chưa chắc đã đâm ông ta chết được. Hay là thuê xã hội đen? Tôi có quen biết một thằng xã hội đen nào đâu? Hay là bỏ thuốc độc vào nước trà ông ta uống hằng ngày? Chị tạp vụ sẽ lãnh đủ. Hay là…Hay là…
Hàng trăm thứ suy nghĩ ập vào đầu tôi làm tôi muốn điên đầu. Không biết những thằng tội phạm khác khi chuẩn bị hành xử có suy nghĩ như tôi không? Nghĩ một ngày một đêm, tự nhiên, tôi thấy nguội lạnh ý nghĩ trả thù. Nghĩ cho cùng, ông ta cũng chưa làm gì được tôi, tôi cũng đã giáng cho ông ta một cái tát rồi. Vả chăng, ông ta cũng chẳng nhiều chuyện với ai được. Ấy là tôi nghĩ vậy thôi, chứ biết đâu chừng, ông ta lại là kẻ không biết xấu hổ, ngang nhiên bịa đặt thì cũng chẳng biết đâu mà lường. Hay là mình nghỉ việc? Tại sao lại nghỉ? Mình đã phải rất vất vả cạy cục mới vào được trường này, tại sao lại nghỉ?
Nhức đầu quá, thôi, bất quá từ nay trở đi, mình cảnh giác hơn là được chứ gì? Nhưng liệu ông ta có bỏ qua không? Không biết nữa, thực sự không biết. Cuối cùng tôi cũng chìm dần vào giấc ngủ với quyết tâm sẽ tìm một việc làm khác và sau đó xin nghỉ việc. Ngày cuối cùng, trước khi ra đi, tôi sẽ vạch mặt ông ta trước mọi người và sau đó, hiên ngang dõng dạc đi đến cơ quan mới. Còn bây giờ thì tạm thời yên lặng và tốt hơn hết là tránh được ông ta chừng nào hay chừng ấy.
Lại một đêm dài nữa trôi qua nhanh chóng. Sáng, tôi thức dậy, cố gắng dùng miếng gạc tẩm trà đắp lên mắt để làm vết sưng xẹp xuống rồi thoa chút phấn hồng, lên lớp. Mạnh mẽ và dũng cảm lên, tôi tự nhủ mình như thế.
Con đường vào trường hôm nay có vẻ ngắn hơn mọi hôm. Tôi đi trên đường mà cứ phập phồng khó chịu trong lòng. Cứ tưởng như ai cũng biết chuyện tối hôm đó và nhìn tôi bằng con mắt thương hại hay khinh bỉ. Tôi dừng xe ở chỗ để xe giáo viên, gặp Tâm, một cô giáo trẻ vừa ở huyện Thạnh Xá chuyển về, tôi gật đầu chào. Tâm cười:
- Hôm nay chị bệnh hả? Nhìn chị không được vui!
Tôi gật đầu ngay lập tức:
- Ừ, tôi bệnh, cảm ơn cô Tâm!
Tâm nhìn tôi ái ngại:
- Chị nhớ giữ gìn sức khoẻ nghe.
Lí nhí cảm ơn cô đồng nghiệp, tôi bước vào văn phòng. Ông ta đang ngồi trong văn phòng, nhìn tôi thản nhiên như thể không có chuyện gì. Máu nóng tôi sôi trào, ông ta cười chào tôi:
- Chào cô Hạ Anh, đi dạy rồi à, hết bệnh rồi à?
Tôi lạnh nhạt đáp lời:
- Cảm ơn thầy hiệu trưởng.
Rồi sau đó đi nhanh xuống lớp.
Tháng chín lại về, năm đi dạy thứ hai,
Một quyết định lạ lùng nhưng không gây ngạc nhiên cho ai
Vậy là tôi đi dạy được một năm. Một năm dài quá, quá nhiều sóng gió xảy đến khiến tôi chênh vênh như người bước hụt. Cứ mang cảm giác đề phòng kể từ khi câu chuyện ghê tởm đó xảy ra. Tuy vậy, tôi không mất hẳn niềm tin nơi con người. Ở trên đời này vẫn còn không ít người tốt. Có điều, đôi khi tôi tự hỏi, tìm họ sao mà khó thế. Có lúc, họ tốt đấy nhưng lại cố che giấu cái tốt, cố thu mình đi, cố không cho người ta biết mình tốt. Làm thế để làm gì nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi. Thế giới này có quá nhiều điều khiến tôi không thể hiểu nổi. Tôi năm nay hai mươi hai tuổi, một tuổi nghề và rất nhiều tuổi chán nản. Tôi thấy mình già dặn hơn nhiều so với cái tuổi hai mươi hai của tôi.
Ngoài những giờ dạy, tôi lên mạng. Ở đó, tôi là tôi, là một canhvac mong manh lá cỏ như trong ca khúc của Trịnh Công Sơn, là một quaivat với những bài viết nhuốm màu bi quan và triết lý hư vô. Tôi phân thân thành rất nhiều người khác nhau và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm chính mình.
Tôi chợt nhận ra, có rất nhiều nỗi cô đơn, nhiều sự bực dọc trong đời sống công sở và tôi cũng tìm thấy những niềm vui nhỏ nhỏ với nghề dạy học. Nhưng thú thực là tôi không yêu nghề. Sau những gì xảy đến, tôi thấy mình mệt mỏi và không muốn làm việc này nữa. Tôi đọc thấy sự giả dối đằng sau những bai giảng đạo đức. Tôi thấy sự băng hoại trong nhân cách của một số những người thầy. Và tôi nghĩ rằng, mình không xứng đáng làm thầy thiên hạ. Dạy cái gì, trong lúc mà mình còn chưa tin chắc vào điều mình nói, cái mình làm. Cố gắng đấu tranh lắm để giành phần thiện cho con người mình mà sao có nhiều lúc cái ác cứ chực chờ hoá thân vào mình, vào những việc mình làm. Có lẽ tôi cầu toàn quá, việc đó không hay chút nào. Nên có lẽ, tốt nhất là tôi nên tránh xa cái nghề này đi. Tôi cứ nghĩ khi mình chưa làm được điều gì thì tốt hơn hết đừng rêu rao về điều đó. Thực là chối tai quá.
Tôi biết quyết định này sẽ làm mẹ tôi buồn nhưng tôi tin bà hiểu ra. Tôi không sinh ra đời để làm một giáo viên được. Người thầy phải có những phẩm chất cao quý đích thực còn tôi thì không có. Có thể, có rất nhiều người không có, nhưng họ nghĩ và hành động như thể họ có. Còn tôi thì không thể. Tôi xin chuyển ngành, không cần thủ tục gì hết. Thành lập một công ty riêng và chuyên kinh doanh dịch vụ quảng cáo.Tôi thích ngành này, vì nó cần đến ngôn ngữ một cách tuyệt đối, có thể nói dối tuyệt đối một cách đầy chân thực và nói thực một cách giả dối. Rồi tôi sẽ thành công trên thương trường, chắc chắn là vậy!
THAY LỜi TỰ BẠT:
CUỐi CÙNG CHO BẠN VÀ TÔI
Tôi vẫn thường chơi với con chó trong winword. Con chó có cái mõm thật to và đôi mắt luôn nheo nheo. Cha tôi không thích cho nhà nuôi chó. Vì ông từng bị một bà hàng xóm hành hạ mọi thứ khi con chó trước đây của nhà tôi cắn bà ấy. Vì vậy, tôi đành bằng lòng với một con mèo tham ăn và khôn ranh như quỷ sứ. Nó vẫn hay chui vô mùng tôi ngủ và nằm cuộn tròn dưới chân tôi. Con mèo này còn hay thù vặt nữa, tôi mà đánh nó một cái, nó không đánh lại ngay mà nhè lúc tôi không chú ý sẽ cắn một cái. Ngoài ra, tôi cũng đành tạm bằng lòng với con chó điện tử này. Mỗi khi bấm vào animate, con chó liền cử động những bộ dạng tức cười. Dần dần, tôi thấy yêu con chó quá.
Chắc bạn không hiểu tôi nói cái gì. Không sao, bạn đừng hoang mang vì chính tôi còn không hiểu. Tôi chỉ muốn nói với bạn là tôi cô đơn quá thôi mà! Nếu bạn xem quyển tiểu thuyết này mà có lúc thấy sướng quá, bạn cười tủm tỉm một mình hay kể với ai một chi tiết nhỏ thôi, tôi cũng thấy làm hân hạnh rồi. Nếu có đôi lần nào đó, bạn cảm thấy cay đắng vì một vài chi tiết nào đó thì xin đừng tin nó là thật dù tôi đã cam đoan với bạn một trăm phần trăm là tôi chỉ biết nói sự thật mà thôi.
Xin đừng đem bất cứ điều gì làm chuẩn mực để đọc tiểu thuyết của tôi. Hãy cho nó được tiếp xúc với tâm hồn nguyên sơ của bạn như khi bạn đến trường và được học bài học đầu tiên hay khi bạn bắt đầu ra đời và chịu những đòn roi đầu tiên của cuộc đời quất xuống. Xin hãy mở lòng để đón nhận tôi với sự trống rỗng của tư tưởng. Nếu bạn đem một ý tưởng nào sắp sẵn trong đầu để săm soi thì tôi e bạn sẽ thấy buồn bã lắm, vì chắc nó lổn nhổn cát sạn…
Thôi tôi xin

https://thpt-anlacthon.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết